Tại sao chính quyền Trung Quốc sợ Pháp Luân Công? đàn áp người tập Pháp Luân Công


Tháng 7-2018 đánh dấu mốc 19 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra ở Trung Quốc Đại Lục kể từ ngày 20-7-1999. Mặc dù chính quyền Trung Quốc vẫn luôn đàn áp tín ngưỡng và tôn giáo, nhưng cho đến ngày nay, rất nhiều người nước ngoài vẫn còn thắc mắc về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bởi vì ở nhiều quốc gia tự do, hoạt động của Pháp Luân Công vẫn xuất hiện rất thường nhật, những người tập Pháp Luân Công cũng hòa đồng trong xã hội và có thể gặp ở bất kỳ ngành nghề hay địa phương nào. Do vậy người ta luôn thắc mắc tại sao duy nhất ở Trung Quốc lại diễn ra một cuộc đàn áp quy mô lớn, huy động đến toàn bộ bộ máy nhà nước trong suốt 19 năm và vẫn tiếp diễn cho đến nay. Phải chăng chính quyền Trung Quốc lo sợ điều gì?

A. NHÌN LẠI CUỘC ĐÀN ÁP PHÁP LUÂN CÔNG

Bối cảnh trước 20-7-1999

Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí truyền ra xã hội vào tháng 5-1992 thuận theo cao trào khí công cuối những năm 80 của thế kỷ trước tại Trung Quốc. Sau khi môn khí công này xuất hiện một thời gian ngắn, chính quyền Bắc Kinh đã không chỉ chấp nhận sự phát triển nhanh chóng của nó mà còn mời ông Lý tới giảng dạy tại các cơ sở của chính phủ và khen ngợi những lợi ích về đạo đức sức khỏe mà nó đã mang đến cho cộng đồng. Ngày 21-9-1993, tờ Nhật báo Công an Nhân dân, một ấn phẩm của Bộ Công an, đăng một câu chuyện ca ngợi ông Lý vì những đóng góp của ông “trong việc đẩy mạnh đạo đức truyền thống của người Trung Hoa chống lại tội ác, trong bảo vệ an ninh và trật tự xã hội, và trong việc đẩy mạnh sự chính trực trong xã hội”.

Tính đến cuối 1994, ông Lý đã theo chương trình phát triển khí công của Hội Khí Công Trung Quốc đi giảng 54 khóa học Pháp Luân Công. Những khóa học cuối cùng được vô cùng đông đảo quần chúng tham gia, mỗi khoá khoảng 3,5 ngàn cho đến 4,5 ngàn học viên. Sau đó ông chỉnh lý bài giảng của mình thành sách “Chuyển Pháp Luân”, công bố nội dung bài giảng ra video đóng góp cho cộng đồng, thể hiện cống hiến thiện chí của ông đối với cộng đồng xã hộiNgười học Pháp Luân Công từ đó trở đi có thể theo học Pháp Luân Công hoàn toàn miễn phí, đồng thời Pháp Luân Công cũng trọn vẹn trở thành một phong trào tập luyện của tất cả quần chúng. Đến nay, tất cả tài liệu giảng dạy của Pháp Luân Công đều cung cấp miễn phí công khai trên mạng lưới Internet, và học viên cũng là dưới hình thức phong trào quần chúng mà theo học nếu thấy thích hợp, và rời bỏ nếu cảm thấy không thích, tất cả hoàn toàn miễn phí và tự nguyện, không có đăng ký thành viên hay tổ chức gì.

Tại sao chính quyền Trung Quốc sợ Pháp Luân Công?
Những người tập Pháp Luân Công tập trung biểu diễn khi môn khí công này khi chưa bị cấm ở Trung Quốc.

Pháp Luân Công phát triển rất nhanh. Theo thống kê do điều tra chính thức của nhà nước Trung Quốc năm 1998, số học viên Pháp Luân Công vào khoảng 70 đến 100 triệu người. Cuốn “Chuyển Pháp Luân” xuất bản lần đầu năm 1995, đã được thống kê là cuốn sách bán chạy nhất ở Bắc Kinh năm 1996. (Xem thêm chi tiết bối cảnh này trong báo cáo của Freedom House)

Tháng 7-2018 đánh dấu mốc 19 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra ở Trung Quốc Đại Lục kể từ ngày 20-7-1999. Mặc dù chính quyền Trung Quốc vẫn luôn đàn áp tín ngưỡng và tôn giáo, nhưng cho đến ngày nay, rất nhiều người nước ngoài vẫn còn thắc mắc về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bởi vì ở nhiều quốc gia tự do, hoạt động của Pháp Luân Công vẫn xuất hiện rất thường nhật, những người tập Pháp Luân Công cũng hòa đồng trong xã hội và có thể gặp ở bất kỳ ngành nghề hay địa phương nào. Do vậy người ta luôn thắc mắc tại sao duy nhất ở Trung Quốc lại diễn ra một cuộc đàn áp quy mô lớn, huy động đến toàn bộ bộ máy nhà nước trong suốt 19 năm và vẫn tiếp diễn cho đến nay. Phải chăng chính quyền Trung Quốc lo sợ điều gì?

A. NHÌN LẠI CUỘC ĐÀN ÁP PHÁP LUÂN CÔNG

Bối cảnh trước 20-7-1999

Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí truyền ra xã hội vào tháng 5-1992 thuận theo cao trào khí công cuối những năm 80 của thế kỷ trước tại Trung Quốc. Sau khi môn khí công này xuất hiện một thời gian ngắn, chính quyền Bắc Kinh đã không chỉ chấp nhận sự phát triển nhanh chóng của nó mà còn mời ông Lý tới giảng dạy tại các cơ sở của chính phủ và khen ngợi những lợi ích về đạo đức sức khỏe mà nó đã mang đến cho cộng đồng. Ngày 21-9-1993, tờ Nhật báo Công an Nhân dân, một ấn phẩm của Bộ Công an, đăng một câu chuyện ca ngợi ông Lý vì những đóng góp của ông “trong việc đẩy mạnh đạo đức truyền thống của người Trung Hoa chống lại tội ác, trong bảo vệ an ninh và trật tự xã hội, và trong việc đẩy mạnh sự chính trực trong xã hội”.

Tính đến cuối 1994, ông Lý đã theo chương trình phát triển khí công của Hội Khí Công Trung Quốc đi giảng 54 khóa học Pháp Luân Công. Những khóa học cuối cùng được vô cùng đông đảo quần chúng tham gia, mỗi khoá khoảng 3,5 ngàn cho đến 4,5 ngàn học viên. Sau đó ông chỉnh lý bài giảng của mình thành sách “Chuyển Pháp Luân”, công bố nội dung bài giảng ra video đóng góp cho cộng đồng, thể hiện cống hiến thiện chí của ông đối với cộng đồng xã hộiNgười học Pháp Luân Công từ đó trở đi có thể theo học Pháp Luân Công hoàn toàn miễn phí, đồng thời Pháp Luân Công cũng trọn vẹn trở thành một phong trào tập luyện của tất cả quần chúng. Đến nay, tất cả tài liệu giảng dạy của Pháp Luân Công đều cung cấp miễn phí công khai trên mạng lưới Internet, và học viên cũng là dưới hình thức phong trào quần chúng mà theo học nếu thấy thích hợp, và rời bỏ nếu cảm thấy không thích, tất cả hoàn toàn miễn phí và tự nguyện, không có đăng ký thành viên hay tổ chức gì.

Tại sao chính quyền Trung Quốc sợ Pháp Luân Công?
Những người tập Pháp Luân Công tập trung biểu diễn khi môn khí công này khi chưa bị cấm ở Trung Quốc.

Pháp Luân Công phát triển rất nhanh. Theo thống kê do điều tra chính thức của nhà nước Trung Quốc năm 1998, số học viên Pháp Luân Công vào khoảng 70 đến 100 triệu người. Cuốn “Chuyển Pháp Luân” xuất bản lần đầu năm 1995, đã được thống kê là cuốn sách bán chạy nhất ở Bắc Kinh năm 1996. (Xem thêm chi tiết bối cảnh này trong báo cáo của Freedom House)

Giữa những năm 1999, truyền thông nhà nước thỉnh thoảng có bài viết công kích khí công, trong đó có cả Pháp Luân Công, cho đó là “mê tín” “phong kiến”. Người tập Pháp Luân Công bắt đầu tới các tòa soạn để thỉnh nguyện, kiến nghị gỡ bỏ các bài viết không đúng sự thật. Khi một đài truyền hình tại Bắc Kinh phát sóng chương trình tọa đàm trong đó khách mời công kích Pháp Luân Công, thì những người tập môn này đã cố gắng giải thích rõ vấn đề. Nhà sản xuất chương trình tọa đàm bị cách chức, và trong vài ngày sau đó, đài truyền hình phát sóng một đoạn phim tích cực về Pháp Luân Công.

Ngày 14-2-1999, thời báo U. S. News & World dẫn lời một quan chức trong Bộ Thể thao Trung Quốc nói rằng “hàng năm, mỗi học viên Pháp Luân Công đã tiết kiệm được cho chính phủ 1000 tệ tiền chi phí y tế” do lợi ích sức khỏe mà môn tập này đem lại. (“An opiate of the masses?,” U.S. News & World Report, 22 February 1999.)

Vụ việc đáng chú ý diễn sau đó 2 tháng, khi báo Thiên Tân đăng tải một bài viết tấn công Pháp Luân Công. Vẫn theo cách cũ, người tập Pháp Luân Công tới trụ sở tòa soạn báo Thiên Tân để thỉnh nguyện vào tháng 4-1999. Mặc dù không có bạo động hay mất trật tự, 300 cảnh sát chống bạo động đột ngột được điều tới. Nhiều người tham dự bị đánh đập, và 45 người đã bị bắt giữ. Những người còn lại được chính quyền sở tại thông báo rằng, nếu họ muốn thỉnh nguyện nữa, họ cần phải đưa vấn đề này lên với Bộ Công an và đến Bắc Kinh để kháng cáo.

Điều đó dẫn tới cuộc thỉnh nguyện ngày 25-4 của 10.000 người tập Pháp Luân Công tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh. Điều khiến người ta chú ý là trong các hình ảnh tư liệu, những người tập Pháp Luân Công khi đến Trung Nam Hải rất trật tự, thậm chí không có băng rôn biểu ngữ nào được mang theo. Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Chu Dung Cơ đích thân bước ra khỏi cổng Trung Nam Hải, đứng trước toàn thể người thỉnh nguyện và yêu cầu họ cử ra đại diện để vào nói chuyện. Điều đó cho thấy chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ hoàn toàn yên tâm về cuộc thỉnh nguyện này.

Tại sao chính quyền Trung Quốc sợ Pháp Luân Công?
Hình ảnh tư liệu về cuộc thỉnh nguyện tại Trung Nam Hải.

Ông Chu Dung Cơ sau đó đã nhanh chóng đồng ý yêu cầu cảnh sát Thiên Tân thả tự do cho người tập Pháp Luân Công. Truyền thông thế giới gọi đây là sự kiện thỉnh nguyện gây chấn động Trung Nam Hải, và bày tỏ khen ngợi đối với cách xử sự của chính quyền Trung Quốc nói chung, và khen ông Chu Dung Cơ nói riêng, cho rằng đây là một bước tiến lớn về nhân quyền của nước này.

Nhưng phản ứng của ông Giang Trạch Dân – bấy giờ là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương – lại hoàn toàn khác. Trong bức thư tay ngày 25-4 ông Giang gửi cho các thành viên của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng viết: “Thần không biết quỷ không hay, hơn 10.000 người đã tập hợp ngay trước cửa trung tâm quyền lực của Đảng và Nhà nước suốt cả một ngày… Thế mà, các bộ phận liên quan của chúng ta không tìm thấy bất cứ thông tin gì trước khi nó diễn ra…”. Cũng trong bức thư đó ông Giang không giấu giếm sự đố kỵ: “Chủ nghĩa Mác-xít mà người cộng sản chúng ta có, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa vô thần mà chúng ta tin không thể chiến thắng được những điều của Pháp Luân Công hay sao? Nếu đúng là như vậy, nó sẽ là một trò cười lớn có phải không?

Post a Comment

0 Comments